Hướng dẫn sử dụng phần mềm trực tuyến Zoom [ĐÚNG CÁCH]

Zoom Meetings có phiên bản miễn phí cho những ai muốn trải nghiệm trước hoặc không đủ tài chính để mua các gói. Tuy nhiên tải Zoom học trực tuyến miễn phí sẽ bị giới hạn tối đa 100 người tham gia

Phần mềm zoom là gì?

Zoom là một nền tảng họp hội nghị trực tuyến từ xa có thể kết nối nhiều người lại với nhau. Để dùng được phần mềm Zoom bạn cần có máy tính hoặc máy tính bảng hoặc smartphone có thể kết nối internet.

Bạn có thể sử dụng phần mềm Zoom để quay video HD, thu âm. Bên cạnh đó, Zoom còn hỗ trợ số người tham gia đến 1.000 người (tùy thuộc vào gói Zoom mà bạn mua). Ứng dụng Zoom có bản dùng miễn phí bạn có thể thử nhưng sẽ bị giới hạn tính năng.

Các tính năng nổi bật của Zoom

  • Ghi lại cuộc họp: Tất cả các cuộc họp, học trực tuyến đều được ghi lại khi bạn nhấn nút hoạt động. Và bạn có thể lưu bản ghi trên thiết bị hoặc tải và lưu nó lên dữ liệu đám mây.

  • Chia sẻ màn hình: Mọi người tham gia đều có thể chia sẻ màn hình với người khác nên Zoom rất hữu ích cho các buổi họp, thuyết trình, học trực tuyến.

  • Trò chuyện: Không chỉ nói chuyện gặp mặt trực tuyến, bạn có thể sử dụng Zoom để chat với nhiều người một lúc

  • Phát biểu ảo: Đây là tính năng giúp bạn muốn nói hoặc muốn đặt câu hỏi cho người tham gia trong cuộc họp, buổi học.

  • Thăm dò ý kiến: Tính năng này phù hợp  cho quản lý vì có thể tạo ra một chủ đề thăm dò, chia sẻ nó với những thành viên còn lại để thu thập ý kiến cũng như phản hồi thông tin một cách khách quan nhất.

  • Tắt tiếng người tham gia: tính năng này đảm bảo buổi họp hay học trực tuyến đảm bảo không bị nhiễu tiếng ồn từ nhiều phía.

Ngoài ra, để bảo mật thông tin trong trao đổi, Zoom Meetings còn được mã hóa ứng dụng.  

Các gói và mức phí tải phần mềm Zoom

Zoom Meetings có phiên bản miễn phí cho những ai muốn trải nghiệm trước hoặc không đủ tài chính để mua các gói. Tuy nhiên tải Zoom học trực tuyến miễn phí sẽ bị giới hạn nhiều tính năng như: tối đa 100 người tham gia, mỗi buổi học (họp) trực tuyến kéo dài tối đa khoảng 40 phút (hết 40 phút các tài khoản sẽ tự động bị out).

Lưu ý khi sử dụng Zoom:

Giá gói Zoom chỉ áp dụng trên máy chủ, người tham gia sẽ là miễn phí. Tức là chỉ có một người trả phí (trên thiết bị người đó) mà có thể kết nối với nhiều người khác (miễn phí) để tham gia học trực tuyến (họp) trên Zoom.

Người tham gia (miễn phí) có thể lưu trữ bất kì dữ liệu nào, họ chỉ bị giới hạn ở một số tính năng của gói miễn phí mà thôi (như thực hiện cuộc gọi không quá 40 phút).

Cách sử dụng Zoom dạy học trực tuyến trên máy tính

Bước 1:

Chúng ta tải phần mềm học trực tuyến Zoom theo link dưới đây rồi tiến hành cài đặt.

>> Tải phần mềm Zoom trên máy tính tại đây.

Bước 2:

Tiếp đến chúng ta cần đăng ký tài khoản Zoom để sử dụng, nhấn vào Sign in trong giao diện hiển thị.

Sau đó người dùng được lựa chọn những phương thức tạo tài khoản Zoom, qua email, qua SSO, Google hoặc qua Facebook. Chúng ta nên chọn đăng ký qua Google để liên kết với tài khoản Google đang dùng và tạo ngay được tài khoản Zoom.

Bước 3:

Khi đã có tài khoản bạn được chuyển vào giao diện chính của phần mềm. Tại thanh ngang trên cùng sẽ có 4 nhóm quản lý chính gồm:

  • Home: Nhấn để quay lại màn hình Trang chủ .

  • Chat: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Trò chuyện .

  • Meetings: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Họp.

  • Contacts: Quản lý các địa chỉ liên lạc.

Bên dưới là 4 phần chức năng chính để tạo phòng học, tham gia phòng học khác.

  • New Meeting: Tạo phòng họp, phòng học mới.

  • Join: Truy cập vào phòng học, phòng họp khác.

  • Schedule: Lên lịch, quản lý thời gian các buổi học.

  • Share Screen : Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác.

Bước 4:

Để tạo phòng học trực tuyến trên Zoom bạn nhấn vào New Meeting. Hiển thị giao diện màn hình webcam với các tùy chọn phòng học bên dưới. Để mời giáo viên hoặc học sinh, sinh viên tham gia phòng học nhấn vào Invite. Lưu ý tới Meeting ID để gửi cho người khác muốn tham gia.

Bước 5:

Hiển thị giao diện, chúng ta nhấn vào Copy URL rồi gửi cho những người bạn muốn mời học tham gia. Người tham gia cũng cần có tài khoản sử dụng.

Bước 6:

Khi người khác muốn tham gia phòng học trực tuyến trên Zoom thì nhấn Join. Sau đó điền ID của phòng học được cung cấp và điền tên của người muốn tham gia. Cuối cùng nhấn Join để tham gia.

Mặc định khi học trực tuyến trên Zoom đều thu âm thanh và hiện sẵn webcam. Lưu ý nếu học trực tuyến trên Zoom bằng điện thoại thì bạn cũng cần nhập ID phòng học và tên của mình để tham gia.

Hướng dẫn dùng phòng học trên Zoom

Giao diện phòng học trực tuyến trên Zoom có giao diện như dưới đây.

Các biểu tượng có nội dung gồm:

  • Join Audio: Thiết lập âm thanh trên Zoom. Nếu Zoom lỗi âm thanh thì bạn chỉnh sửa tại Settings.

  • Stop Video: Tắt webcam và thay bằng ảnh logo hoặc đổi nền video học trên Zoom.

  • Invite: Mời người khác tham gia phòng học. Bạn tham khảo bài viết Cách đăng ký Zoom.us học trực tuyến miễn phí để biết cách mời tham gia phòng trực tuyến trên Zoom.

  • Manage Participant: Quản lý người tham gia phòng học. Nếu tạo phòng học trên Zoom có thể đổi host phòng học trên Zoom, hoặc xóa thành viên nào khỏi phòng học.

  • Share Screen: Chia sẻ màn hình. Nếu bạn muốn bảo mật thông tin trên Zoom, hạn chế việc chia sẻ ảnh màn hình không cần thiết trừ host phòng học thì nhấn Advanced Sharing Options.

  • Chat: Gửi tin nhắn.

  • Record: Ghi video buổi học trên Zoom.

  • Reactions: Gửi biểu tượng cảm xúc.

  • End Meeting: Kết thúc buổi học.

Bật/tắt mic thành viên lớp học Zooom

Như đã nói những Host tạo phòng Zoom sẽ có nhiều quyền thiết lập, bao gồm quyền bật hoặc tắt micro của những thành viên tham gia phòng học.

Điều này rất hữu ích khi các thầy cô có thể tắt âm thanh các học sinh trong lớp khi không cần thiết, tránh trường hợp thu âm tiếng ồn từ bên ngoài, ảnh hưởng tới các em học sinh khác.

Nhấn vào Manage Participants để kiểm soát người tham gia. Sau đó nhấn Mute vào người muốn tắt âm hoặc nhấn Mute All để tắt âm tất cả thành viên. Nhấn More để mở giao diện thiết lập thêm cho phần âm thanh.

Chia sẻ màn hình Zoom trên Windows, Mac

Bước 1:

Chúng ta nhấn vào nút Share Screen tại thanh điều khiển ở bên dưới màn hình.

Khi đó phần Basic hiển thị tất cả các màn hình ứng dụng, trình duyệt, máy tính đang mở. Bên dưới có 2 tùy chọn gồm:

  • Share Computer Sound: Nếu bạn chọn tùy chọn này, mọi âm thanh phát ra từ máy tính sẽ được chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến.

  • Optimize screen sharing for video clip: Nếu bạn chọn tùy chọn này, bạn chia sẻ một video clip ở chế độ toàn màn hình. Tuy nhiên màn hình chia sẻ bị mờ.

Để có thể truyền tải bài giảng một cách trực quan và sinh động, các thầy cô có thể sử dụng bảng vẽ điện tử để kết nối với phần mềm Zoom thông qua tính năng Share Screen.

Bước 2:

Sau khi chọn xong màn hình chia sẻ sẽ hiển thị giao diện xem màn hình chia sẻ. Một thanh menu hiển thị như hình dưới đây.

  • Join Audio: Tắt âm thanh chia sẻ.

  • Stop Video: Bật hoặc dừng video.

  • Manage Participants: Xem hoặc quản lý người tham gia (nếu bạn là Host).

  • New Share: Chọn chia sẻ màn hình mới.

  • Pause Share: Tạm dừng chia sẻ màn hình hiện tại của bạn.

  • Annotate: Hiện thanh công cụ vẽ lên giao diện màn hình chia sẻ.

  • More: Mở menu tùy chọn

Nhấn Stop Share để dừng quá trình chia sẻ.

Bước 3:

Ngoài ra trong giao diện chọn chia sẻ màn hình khi nhấn vào Advanced sẽ có tùy chọn chia sẻ nâng cao.

  • Portion of Screen: Chọn màn hình cụ thể để chia sẻ.

  • Music or Computer Sound Only: Chia sẻ chỉ âm thanh trên máy tính.

  • Content from 2nd Camera: Chia sẻ qua camera thứ 2 kết nối trên máy tính.

​​​​​​​

Bước 4:

Phần Files sẽ lựa chọn chia sẻ màn hình các file mà bạn lưu tại dịch vụ lưu trữ đám mây mà Zoom hỗ trợ. Chúng ta đăng nhập dịch vụ để chia sẻ.​​​​​​​

Vừa rồi Appwe đã chia sẻ những thông tin kiến thức hữu ích về phần mềm zoom – Ứng dụng học trực tuyến, họp trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng phần mềm zoom để phục vụ tốt trong công việc.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

Website: https://appwe.vn/

Hotline: 0818.456.969  

Xem báo giá thiết kế App Mobile mới nhất tại Appwe. 

Fanpage: Thiết kế ứng dụng di động uy tín Hà Nội – Appwe.

 

Có thể bạn quan tâm:

>> [Cận cảnh] Bluezone có thực sự phát hiện, cảnh báo người nhiễm COVID-19?

>> 8 Cách xây dựng thương hiệu công ty Startup hiệu quả 2020

>> Top 5 Ứng dụng thiết kế logo trên điện thoại iPhone tốt nhất

 

Bài viết liên quan