Việt Nam với hơn 61 triệu người dùng internet, trong đó trung bình mỗi người dành hơn 3 giờ đồng hồ mỗi ngày để sử dụng internet để dùng các ứng dụng trên thiết bị smartphone. Chính vì thế thị trường thương mại điện tử đang là một điểm sáng thu hút các nhà đầu tư vào thương mại điện tử tại Việt Nam. Có thể nói năm 2019 là năm bản lề cho toàn ngành Thương mại Điện tử (TMĐT) để đến năm 2020 sẽ tạo ra đột phá. Vậy tình hình Thương mại điện tử Việt Nam sau dịch covid như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của TMĐT đối với người tiêu dùng
Thương mại điện tử (hay TMĐT) là xu hướng kinh doanh, mua bán trực tuyến tất yếu, gắn liền với sự phát triển của công nghệ số, nói cách khác nó là sự tiếp nhận dịch vụ mua và bán của các nhà bán lẻ, doanh nghiệp với người tiêu dùng. Người dùng sẽ sử dụng internet để giao dịch trên các website hoặc app thương mại điện tử từ thiết bị di động, máy tính bảng,…
Báo cáo thương mại điện tử 3 tháng đầu năm 2020, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng gấp đôi so với sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ truyền thống. Việc mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử nay đã trở thành một phản xạ đối với người tiêu dùng, thu hút hàng triệu lượt thảo luận mỗi tháng. Cũng bởi vì dịch bệnh từ đầu năm 2020 nên đã ảnh hưởng rất nhiều tới bán hàng online thương mại điện tử.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, Nhà nước Việt Nam khuyến cáo người dân cả nước tuân thủ hãy ở nhà, hạn chế ra đường và tránh tiếp xúc với người khác, đặc biệt là không tụ tập đám đông quá 10 người (Với khẩu hiệu: “Ai ở đâu hãy ở yên đó”).
Cũng vì do tâm lý lo sợ dịch bệnh cũng khiến nhiều người dân không muốn ra ngoài, không còn đến những nơi đông người mua sắm các sản phẩm thiết yếu, vật dụng hàng ngày, ăn uống,… mà thay vào đó là mua hàng trực tuyến và vận chuyển đến tận nhà.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh hàng hóa cũng như nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, thậm chí còn làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng dẫn đến hoạt động thương mại điện tử gần đây khá sôi nổi, đặt biệt qua các kênh như Shoppe, Lazada, Tiki, VinID,…
Xu hướng TMĐT Việt Nam sau dịch Covid
Tình hình kinh tế trong nước đầu năm 2020 đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, các ngành nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,… dẫn tới nền kinh tế suy yếu đáng nghiêm trọng. Ngay cả lĩnh vực bán lẻ thông thường cũng bị ảnh hưởng nhưng đây lại là cơ hội ngắn hạn cho ngành thương mại điện tử.
Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh, hiện nay đã phát triển với mức 25-30%/năm, so với trung bình thế giới là gần 20%. Dự kiến sau mùa dịch SARS – CoV-2 người tiêu dùng đã quen với việc mua hàng trực tuyến từ đó sẽ tiếp tục tiêu dùng bằng các website và app thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu của họ.
Cũng trong thời gian ngắn hạn của TMĐT, các sàn giao dịch vẫn phát triển trên các nền tảng mạng xã hội và các nền tảng bán hàng trực tuyến sẵn có hiện nay với hình thức bán hàng online trên app thương mại điện tử của các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mặc dù các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có tham gia thị trường thương mại điện tử xong nó vẫn còn chiếm thị phần rất ít chỉ chiếm 32%, đặt biệt tại thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới. Do vậy trong thời gian tới, với xu thế thúc đẩy các thương hiệu Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể tiến tới thị trường TMĐT để xây dựng thương hiệu cho mình và mở rộng được mô hình kinh doanh trong và ngoài nước nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới.
Quy mô các sàn TMĐT của Việt Nam đang ngày tăng mạnh mẽ, trị giá nhiều sàn đang được đánh giá cao, nếu có sự hợp nhất của một số sàn thì sẽ có thể hình thành nên các DN TMĐT có giá trị lên đến hơn 1 tỉ USD. Đây là tín hiệu tốt cho TMĐT Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TMĐT của các DN nhỏ trên môi trường kinh doanh trực tuyến, giúp đảm bảo hơn quyền lợi của người tiêu dùng.
Các nhà doanh nghiệp TMĐT trước và sau thời gian này cần phải đưa ra các giải phát để rút ngắn thời gian giao hàng, sử dụng các ứng dụng công nghệ tối ưu hóa sự tiện lợi và an toàn cho người dùng, thiết kế website và thiết kế app thương mại điện tử có những tính năng ưu việt, nâng cấp lên để tăng cảm giác trải nghiệm người dùng.
Bài viết này chúng tôi đã tổng quan về tình hình Thương mại điện tử Việt Nam sau dịch covid mà bạn có thể tham khảo. hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức mới nhất.