20 chiến lược Kinh doanh thời Khủng hoảng Corona

Dịch bệnh gia tăng, kinh doanh điêu đứng. Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hãy tham khảo 20 giải pháp để BIẾN NGUY THÀNH CƠ trong thời kì khủng hoản

Dịch bệnh gia tăng, kinh doanh điêu đứng. Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hãy tham khảo 20 giải pháp để BIẾN NGUY THÀNH CƠ trong thời kì khủng hoảng dịch Covid hiện nay.

Tại Việt Nam tính đến nay dịch bệnh vẫn đang trong giai đoạn diễn biến rất phức tạp. Nhu cầu tiêu dùng của người dân thay đổi rất nhiều, vì lo sợ dịch bệnh nên không dám đến chỗ đông người, người dân hạn chế ra ngoài tụ tập ăn uống, đi du lịch thay vào đó là gọi đồ ăn, tích trữ thực phẩm và hoạt động giải trí/online tại nhà. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà hàng cũng vì thế mà đảo lộn. Dưới đây là 20 chiến lược giúp các nhà kinh doanh có thể vượt qua được thời gian khủng hoảng này.

Mục lục

20 chiến lược Kinh doanh giúp Doanh nghiệp vượt khủng hoảng COVID-19:

Để biết tìm hiểu rõ hơn về chiến lược, đầu tiên cần phân chia mức độ ảnh hưởng của Doanh nghiệp gồm 4 loại:

• Doanh nghiệp bị ảnh hưởng trên 80%

• Doanh nghiệp bị ảnh hưởng 50-80%

• Doanh nghiệp bị ảnh hưởng 20-50%

• Doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng (0-20%) hoặc hưởng lợi.

Danh sách 20 giải pháp như sau :

1. Tạm dừng hoạt động offline, chuyển sang các công việc khác.

Nên thử nghiệm phục vụ bán hàng online nếu mặt hàng có thể vận chuyển và bán trên các trang online. Còn với doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề (trên 80%), kinh doanh không thuận lợi, hãy ngừng hoạt động offline chờ qua mùa dịch và thay vào đó là nâng cấp cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ.   

2. Tối ưu chi phí, cắt giảm nhân sự.

Hơn 80% doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân sự, sau khủng hoảng sẽ cần phải tuyển dụng lại nhân sự và mất thêm 10-15 ngày để nhân sự sẽ có thể làm việc hiệu quả, điều này dẫn tới bạn sẽ mất thời gian cũng như tiền bạc để tuyển dụng lại.

Cần điều động nhân sự sao cho phù hợp, nên giữ nhân sự bằng cách cho chuyển sang làm công việc khác, hoặc làm tại nhà hoặc nghỉ phép, giữ nguyên lương cơ bản nhưng sẽ nhận sau mua dịch. Từ đó khi hết khủng hoảng bạn có thể khôi phục sản xuất kinh doanh nhanh hơn đối thủ, tạo ra tiềm năng lớn đáp ứng nhu cầu đối tác nhanh chóng.

3. Chuyển sang dùng các giải pháp rẻ hơn, Tận dụng ưu đãi, Đàn phán đầu vào.

Chuyển đổi số, kinh doanh của bạn hãy sử dụng Marketing Technology để cắt giảm chi phí. Từ việc trả phí cho marketing thì hãy chuyển qua Owned và earned marketing.

Tối giản các chi phí đầu vào bằng cách đàm phán với đối tác cho giảm, nợ hoặc trả góp. Tận dụng hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ, Ngân hàng với các ngành hàng ảnh hưởng nặng.

4. Thử nghiệm Phương thức làm việc mới – Remote Workforce.

Giãn nhân sự offline sang online bằng cách thử nghiệm remote workforce để làm các công việc tại nhà.

5. Biến sản phẩm bị ảnh hưởng thành sản phẩm không bị ảnh hưởng.

Sáng tạo sản phẩm để phù hợp hơn trong tình trạng khủng hoảng, thực tế như mô hình kinh doanh homestay đã chuyển đổi từ cho thuê ngắn ngày sang thuê dài ngày.

6. Đưa sản phẩm lên online, tìm thêm kênh phân phối mới.

Hoạt động mua sắm từ thông thường chuyển sang mua hàng online qua hình thức thương mại điện tử tăng mạnh. Giao dịch qua các kênh thương mại điện tử tăng 300% vào tháng 2/2020, vậy nên hãy chuyển đổi từ bán hàng offline thành tìm các kênh thương mại điện tử phù hợp để bán hàng trên đó.

7. Đưa sản phẩm từ Tập trung thành Home Delivery (giao hàng đến nhà).

Giao hàng đến tận nhà càng phổ biến hơn khi người tiêu dùng không ra ngoài ăn uống tụ tập thay vì gọi đồ đến tận nhà do lo sợ lây nhiễm dịch bệnh. Nếu bạn kinh doanh quán ăn cần phải có thêm mô hình Home delivery.

8. Đưa nhân sự thừa vào vị trí nhân sự thiếu hoặc tạo công việc mới có ích.

Tận dụng nhân sự thừa chuyển thành Sales ngắn hạn, nhân sự không có việc làm hãy thêm nhiệm vụ mới làm nghiên cứu thị trường, nhân sự trở thành đại sứ thương hiệu – Đưa brand đến những nơi mới.

9. Thu mua các hệ thống vệ tinh với giá rẻ để gia tăng cơ hội.

Việc thu mua các công ty khó khăn, thu mua địa điểm, thu mua nhà cung cấp với giá rẻ trong thời gian khủng hoảng là điều dễ dàng. Chính vì vậy, đây là thời cơ tốt để gia tăng cơ hội phát triển của bạn.

10. Phát triển khách hàng tiềm năng thay vì hiện tại.

Cần xây dựng các hệ thống tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho tương lai thay vì hiện tại. Tập trung nguồn lực rẻ vào phát triển các kênh khách hàng tự nguyện, các kênh owned media như fanpage, website, mobile app,… để tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng.

11. Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng trung thành.

Tranh thủ thời gian rỗi, làm các hoạt động gắn kết với khách hàng qua hỗ trợ online. Thêm những ưu đãi dành cho khách hàng trung thành như freeship, tặng quà cho họ.

12. Đào tạo nâng cấp kỹ năng cho nhân sự và chuẩn bị nguồn lực chờ dịp bùng phát, Đào tạo nội bộ, online study.

Đào tạo nội bộ, chuẩn bị lực lượng tinh nhuệ và nâng cấp kiến thức cho nhân sự các cấp độ chờ qua khủng hoảng có sức mạnh vượt trội, cơ hội ra mắt thị trường sớm hơn đối thủ.

13. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm sóc cổ đông, nhân viên.

Đảm bảo sức khỏe tăng hệ miễn dịch nội bộ – Nâng cao sức khỏe mùa dịch cho nhân viên là điều nên làm hiện giờ.

14. Xây dựng hệ thống liên minh.

Đây là dịp liên minh các giải pháp, sản phẩm dịch vụ lại để mở rộng kênh phân phối hoặc truyền thông. Tìm kiếm các nhà đầu tư mới, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội mới.

15. Tận dụng thời gian thừa cho các công việc mới. Nghiên cứu và phát triển R&D.

Dịch bệnh làm kinh tế khủng hoảng mạnh mẽ, đây là thời cơ thích hợp đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới hay công nghệ và giải pháp mới để kết thúc mùa dịch sẽ bùng phát chiếm lĩnh thị trường.

16. Xây dựng thương hiệu qua hoạt động trách nhiệm xã hội.

Thực hiện các hoạt động công ích.

Biến rủi ro thành các hoạt động công ích có giá trị thay vì thụ động chờ đợi hết mùa dịch. Đưa nhân sự thừa làm các hoạt động công ích tình nguyện cũng sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược truyền thông qua những nội dung tình nguyện ý nghĩa.

17. Đầu tư vào hệ thống chuyển đổi số.

Sự phát triển của công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp đã và đang trở nên rất phổ biến. Hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng. Bây giờ chính là cơ hội để chuyển đổi số tốt nhất.

18. Đo lường chất lượng các bộ phận phòng ban để nâng cao hiệu suất công việc.

Hầu hết các doanh nghiệp chưa đo lường tốt hiệu suất cũng như KPI của từng nhân viên, hãy sàng lọc nhân sự và hoàn thiện hệ thống công việc theo năng lực nhân sự.

19. Đa dạng hóa danh mục đầu tư vào các Công ty ngành hàng khác hay các khoản đầu tư khác.

Đầu tư vào các Doanh nghiệp các lĩnh vực để rải nguy cơ rủi ro đầu tư thiên lệch và bị ảnh hưởng nhiều của bệnh dịch trong thời gian này.

20. Xây dựng chiến dịch truyền thông phủ thị trường khi đối thủ đã rút hết.

Nguyên lý Nhị nguyên trong NGUY và CƠ.

Theo nguyên lý nhị nguyên “Luôn có Âm trong Dương (Và ngược lại ) – Thái Cực” cũng như luôn có CƠ trong NGUY vậy nên trong tình trạng khủng hoảng, hãy là nhà kinh doanh thông thái xây dựng chiến dịch truyền thông phủ thị trường khi đối thủ đã rút hết theo nguyên lý nhị nguyên.

Tình hình kinh doanh thực tế hiện nay được ví như “ĐÊM CÀNG ĐEN, 1 ĐỐM LỬA CŨNG SẼ RỰC SÁNG”.

Một chiến dịch Truyền thông trỗi dậy nhanh nhất trong màn đêm.

Tại sao không biến màn đêm lóe 1 điểm sáng duy nhất đó chính là mình?

-APPWE-

Appwe – Lựa chọn Thiết kế App chuyên nghiệp dành cho bạn

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn.

SĐT: 0818456969

Fanpage: https://www.facebook.com/appwe.vn/

Email: hotro@cooftech.com

Có thể bạn quan tâm:

>> Thiết kế ứng dụng bán hàng online, không để lọt khách hàng nào

>> Thiết kế app giá bao nhiêu? Công ty thiết kế app uy tín HN

>> Ứng dụng thương mại điện tử liệu đã bão hòa?

Bài viết liên quan