Lập trình App Mobile trên Android cần học những gì?
“Lập trình viên thiết kế app trên Android cần học những gì?” là thắc mắc của nhiều bạn khi muốn bắt đầu học phát triển ứng dụng Android. Để trở thành một lập trình viên Android, bạn cần phải học những thứ sau:
- Ngôn ngữ lập trình: Bạn phải có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như Java, Swift hoặc Objective-C, Dart (của Flutter – ngôn ngữ lập trình mới). Và khi bạn muốn lập trình trên HĐH Android thì cần phải biết về ngôn ngữ lập trình Java, vì đây là ngôn ngữ phổ biến nhất để làm ra được ứng dụng Android, nếu bạn chưa biết code Java thì hãy cài công cụ hỗ trợ lập trình IDE Eclipse để học về ngôn ngữ này nay thôi.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là công cụ chứa tất cả các mã cái mà cung cấp những tính năng chính của hệ điều hành Android, đối với ví dụ này thì SQLite là thư viện cung cấp việc hộ trợ làm việc với database dùng để chứa dữ liệu.
- Android framework: Là phần thể hiện các khả năng khác nhau của Android (kết nối, thông báo, truy xuất dữ liệu) cho nhà phát triển ứng dụng, chúng có thể được tạo ra để sử dụng trong các ứng dụng của họ.
- Android runtime: Là tầng cùng với lớp thư viện Android runtime cung cấp một tập các thư viện cốt lỗi để cho phép các lập trình viên phát triển viết ứng dụng bằng việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java.
- Trao dồi những kiến thức làm app căn bản: Sau khi học xong một khóa đào tạo lập trình viên hay tìm tòi và tự học về các kiến thức làm app mobile android, bạn có thể tự mình sáng tạo và viết được những ứng dụng android trên Google Play. Và học cách up load ứng dụng lên chợ ứng dụng sao cho chuẩn nhất để tăng lượt tải của người dùng khi mới xuất bản
Tạo thiết kế ứng dụng Android đơn giản
Đầu tiên khi bắt đầu làm ứng dụng trên Android bạn cần phải thiết lập môi trường cho app. Có hai phần cơ bản làm chúng ta phải có khi Code ứng dụng Android đơn giản là bộ Java Development Kit (JDK) và Android SDK.
- Cài đặt Java: Bạn vào trang website https://www.oracle.com/ rồi chọn download và thực hiện lần lượt các bước theo gợi ý. Bạn nên tải và cài đặt phiên bản mới nhất để tăng tính ổn định và tận dụng nhiều tính năng hỗ trợ nhất.
- Cài đặt Android Studio: Hiện nay có một số công cụ hỗ trợ viết phần mềm để viết trên nền tảng Android, bạn có thể lập trình trên Eclipse nhưng hiện nay các nhà lập trình thường sử dụng Android Studio để lập trình vì tính tiện lợi của Android Studio như ở bước cuối cài đặt chương trình, Android Studio sẽ tự động cài giúp bạn SDK.
Các bước để tạo ứng dụng Android
Nếu bạn đang muốn tự tạo ra một sản phẩm thiết kế ứng dụng dành cho riêng mình và tự tay code thiết kế đó thì hãy tham khảo các bước làm sau đây:
- Bước 1: Tạo project cho bản thiết kế app mobile trên Android. Đầu tiên bạn cần sử dụng các công cụ hỗ trợ viết phần mềm Android SDK để tạo ra khung của ứng dụng. Để lập trình ra được chọn project trên Android Studio.
- Bước 2: Dùng ngôn ngữ lập trình để viết ứng dụng. Bước tiếp theo cũng là bước khó nhất. Bạn phải có kiến thức về ngôn ngữ lập trình như Java. Tùy theo khả năng và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn 1 trong những ngôn ngữ hiện nay để thiết kế ứng dụng cho riêng mình. Dưới đây là các bước xây dựng giao diện, và làm việc với nguồn dữ liệu.
- Bước 3: Build và thực thi ứng dụng. Cuối cùng, sau khi đã viết xong một ứng dụng hãy kiểm tra và chạy thử trong một khoảng thời gian, sau đó bạn sẽ cần tải ứng dụng đó lên cửa hàng ứng dụng CH Play và ứng dụng của bạn thường phải trải qua khâu đánh giá để xem xét ứng dụng của bạn có phù hợp hay không.
So sánh lập trình tạo App với iOS và Android
Về môi trường phát triển
Đối với Android bạn có thể lập trình trên hầu hết các môi trường như Windows, MacOS hoặc Linux. Chỉ cần download Android Development Kit, và IDE cho lập trình Android bạn có thể chọn Eclipse hoặc Intelij Idea của Jet Brains. Intelij Idea bản commmunity là quá đủ để lập trình android.
Còn IOS nếu bạn muốn tạo app thì cần phải có máy tính Mac, IDE cho lập trình iOS là Xcode cùng với SDK và simulator tất cả đều chạy trên máy Mac, ngày này có thêm AppCode của JetBrains nhưng mà nó cũng chỉ làm được trên Macbook của Apple.
Ngôn ngữ lập trình trên 2 nền tảng
Như đã nói ở trên, Android sử dụng ngôn ngữ Java, rất phổ biến hiện nay. Trong khi IOS sử dụng ngôn ngữ Objective – C/Swift. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nhà lập trình chú trọng đến cả Flutter và React Native vì cả 2 đều có thể viết app mobile chỉ một cơ sở mã cho hai ứng dụng bao gồm cả nền tảng iOS và Android..
Giao diện đồ họa:
Giao diện trong Android dùng file XML để xây dựng. Còn trong iOS thì sử dụng file XIB. Tuy nhiên, iOS lại vượt trội hơn so với Android ở các animation. Apple luôn tập trung vào những animation mềm mại, mạnh mẽ và rất cẩn thận trong việc để ý đến thẩm mỹ người dùng. Điểm này cũng như là điểm cộng cho HĐH iOS.
Hiều về Platform
Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux, được phát hành theo dạng mã nguồn mở, chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên được điều chỉnh hệ điều hành và phân phối Android một cách tự do.
Còn với iOS là một platform hoàn thiện, nó được dựa trên hệ thống NeXTStep. Platform NeXTStep sau đó phát triển thành Mac OS, iOS là một phiên bản rút gọn của Mac OS. iOS được phát triển nhanh và liên tục có những version mới, API cũng thay đổi theo từng version.
Hiện nay hai dòng hệ điều hành Android và iOS đều được nhiều người sử dụng và biết đến nhất đó. Đây là hai ông lớn và đang chiếm toàn bộ thị trường phần mềm dành cho điện thoại và máy tính bảng. Với những ưu nhược điểm của từng Platform mà mỗi nhà phát triển ứng dụng sẽ chọn ra 1 nền tảng mà bạn gửi gắm thiết kế app mobile.
Bài viết này chúng tôi đã hướng dẫn các bước tạo ứng dụng Android mà bạn có thể tham khảo. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật các thông tin hấp dẫn nhé.