Thiếu kiến thức về sản phẩm
Thiếu kiến thức có liên quan tới sản phẩm. Không biết cách nắm bắt học hỏi các khâu chuyên môn quan trọng là một trong những điều cản trở chúng ta khi mới vào nghề. Khéo nói là điều cần thiết những am hiểu sản phẩm cũng chính là cách để chúng ta có thể có được lòng tin của khách hàng một cách tốt nhất. Khi trao đổi chuyên sâu một chút mà chúng ta không trả lời được cho khách thì sẽ khiến niềm tin của khách hàng bị giảm sút.
Điều chúng ta cần làm là tham gia lớp đào tạo và tự học hỏi. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Trong quá trình học tập phải nắm bắt, hiểu hết những kiến thức chuyên môn và các khâu quan trọng.
Và nhớ không nói với khách hàng là bạn không biết. Khi khách hàng hỏi khó hãy nói khéo cà trả lời khách hàng sau khi đã hỏi ý kiến chuyên gia.
Tâm lý lo lắng
Lo lắng khi giao tiếp với người lạ, sợ bị từ chối luôn là một trong những rào cản lớn nhất dành cho những ai mới vào nghề bán hàng. Khi chúng ta trong tâm lý lo sợ, chúng ta sẽ ăn nói không còn lưu loát, luống cuống, thậm chí quên hết những gì định nói.
Vậy chúng ta cần làm gì: Khi cảm thấy lo lắng hãy cố gắng suy nghĩ theo một chiều hướng tích cực hơn, Hãy hít vào thật sâu để giữ bình tĩnh và hãy tưởng tượng tới cảnh khách hàng đồng ý mua hàng. Nó sẽ làm bạn cảm thấy phấn khởi ấn và hào hứng hơn.
Hãy nghĩ tới những giá trị mà sản phẩm của bạn sẽ mang lại cho khách hàng. Và nếu khách hàng từ chối cũng đừng buồn. Hãy hỏi khéo khách hàng xem vấn đề gì khiến khách hàng không mua để bán hàng tốt hơn về sau.
Cảm thấy người bán hàng có địa vị không cao
Một số người coi khinh ngành nghề kinh doanh bán hàng. Họ cho rằng đây là nghề không có địa vị cao. Chúng ta cần nhận thức đúng về chính bản thân mình và ngành nghề kinh doanh bán hàng. Xác định đúng quy hoạch phát triển về mục tiêu cuộc đời và cuộc sống nghề nghiệp của bản thân.
Bán hàng là một nghề đầy tính thử thách. Người bán hàng phải không ngừng xây dựng mục tiêu cho riêng mình. Đồng thời thực hiện và hoàn thành mục tiêu bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân. Để gặt hái thành công.
Bán hàng là một nghề cần phải có kiến thức sâu rộng. Chỉ khi có đầy đủ những kiến thức phong phú về sản phẩm, kiến thức chuyên ngành bán hàng, kiến thức xã hội…Mới có thể nắm bắt được mạch đập của thị trường một cách chính xác.
Kỹ năng bán hàng chưa tốt
Cảm thấy quy trình bán hàng khó khăn, khó áp dụng.
Thiếu phương pháp và tư duy rõ ràng mạch lạc trong quá trình giới thiệu sản phẩm. Không thể nói rõ trọng tâm vấn đề. Không thể truyền đạt lợi ích sản phẩm tới khách hàng một cách chính xác nhất.
Bán hàng vốn là công việc không hề đơn giản và đòi hỏi rất nhiều ở sự kiên nhẫn. Chúng ta cần làm rõ khách hàng cần gì và sản phẩm của chúng ta sẽ giúp được gì cho khách hàng từ đó tư vấn cho khách hàng.
Đừng quên học hỏi những người đi trước và học thêm qua mạng internet. Về sản phẩm, về kỹ năng bán hàng. Quan trọng nhất là không được nản, khó ở đâu hãy tìm cách giải quyết ở đó. Kinh nghiệm sẽ biến bạn trở thành một chuyên gia bán hàng.
Nếu không thể nắm bắt tâm lý và động cơ mua sắm của khách hàng một cách chính xác. Bạn có thể báo cáo với quản lý cấp trên, nhờ họ đưa ra suy đoán và hướng giải quyết.
Trở ngại về thói quen nghề nghiệp
Thói quen nghề nghiệp cũng là thứ khiến nhiều chúng ta phải thất bại trong bán hàng. Ví dụ nếu bạn làm một nghề ít phải giao tiếp, thuần về kỹ thuật thì chúng ta thường ít có thói quen mỉm cười, ít có thói quen đoán và phân loại khách hàng, ăn nói khô cứng và thiếu ngôn ngữ cơ thể.
Điều chúng ta cần làm là tạo nên một thói quen mới thay vào thói quen cũ. Hãy lấy một hình mẫu bán hàng mà bạn muốn học học, học hỏi kinh nghiệm từ họ, hãy lập một quy trình bán hàng, tìm hiểu và áp dụng các kỹ năng bán hàng. Thói quen rất khó tạo lập, nhưng khi nó đã thành thói quen thì nó sẽ trở thành bản chất của bạn.
Trên đây là 5 trở ngại với người mới theo nghề bán hàng. Hãy kiên trì đừng bỏ cuộc. Nghề gì cũng có cái tip, cáo mẹo của nó. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ thấy bạn đã đi được một đoạn đường rất xa.